Danh mục Công nghệ
Đăng nhập
Username:
Password:
Ghi nhớ đăng nhập Đăng ký mới    Quên mật khẩu?
Sản phẩm
Số lượng

Quy trình nuôi tôm công nghiệp

Quy trình nuôi tôm trong nhà màng giai đoạn tôm còn nhỏ giúp giảm thiểu rủi ro đầu tư ban đầu cho bà con nông dân.

Quy trình nuôi tôm công nghiệp siêu thâm canh được thực hiện như sau:

Diện tích cho mô hình là 113 m x 250 m = 28,250 m2 gồm:

Ao nuôi cấp 1 = 12 m x 32 m = 384 m2

Ao nuôi cấp 2 = 12 m x 86 m = 1,032 m2

Ao nuôi cấp 3 = 55 m x 55 m = 3025 m2 x 4 Ao = 12,100 m2

Ao xử lý = 20 x 60 = 2400 m2

Ao chứa 20 x 150 x2 = 6,000 m2

Ao xử lý nước thải 20 x 40 x 2 = 1600 m2

Phân khúc giai đoạn nuôi

Quá trình nuôi tôm được chia làm 3 cấp:

Cấp 1

Giai đoạn nuôi tôm từ 21 ngày đến 25 ngày: tiếp nhận tôm giống từ trại giống ra, tôm cần nuôi bảo dưỡng trong nhà màng, với diện tích nhỏ nên có lợi thế là kiểm soát được môi trường như: nhiệt độ không bị ảnh hưởng bởi mùa vụ, mật độ phát triển của tảo, lây nhiễm dịch bệnh, tiết kiệm lượng thức ăn không bị lãng phí như nuôi ở diện tích lớn, dễ dàng theo dõi sự phát triển của tôm, kịp thời xử lý, giảm thiểu rủi ro, dễ quản lý và xử lý môi trường khi số lượng nước nuôi ít, thời gian nuôi ngắn, mức độ nước ô nhiễm nhẹ hơn và công nhân kỹ thuật chăm sóc dễ dàng hơn. Giai đoạn 1 này là bước nuôi quan trọng để đánh giá chất lượng con giống để chuyển tiếp qua cấp 2.

Cấp 2

Khi nhận tôm từ cấp 1 chuyển sang, lúc này tôm cũng có kích cỡ 1~1.5 gram/con với môi trường nước nuôi mới và diện tích nuôi lớn hơn (1032 m2) là điều kiện thuận lợi cho tôm phát triển. Trong giai đoạn 2 này, tôm được nuôi 30 ngày, lúc này  tôm còn nhỏ nên cần được ngăn ngừa dịch bệnh, nhất là hội chứng chết sớm, nên tôm vẫn được nuôi trong nhà màng nhằm ổn định nhiệt độ, mật độ tảo, tiết kiệm thức ăn, nhân công…. Thời gian 30 ngày nuôi trong bước 2 là giai đoạn khẳng định tôm vượt qua mức an toàn, có thể bảo toàn vốn đầu tư khi tôm đã đạt 4 ~ 6 gram/con, đủ sức đề kháng với những dao động môi trường ở ngoài thiên nhiên.

Cấp 3

Ở cấp này, tôm được nuôi từ ngày thứ 56 đến ngày 115. Với lợi thế môi trường nước nuôi mới và rộng hơn (3025m2) kết hợp với những thiết bị cung cấp dưỡng khí cao đầy đủ cho tôm phát triển, chúng ta có thể kiểm soát môi trường trong 60 ngày này, duy trì vượt qua đến ngày thứ 115. Với tôm thẻ chân trắng sau 115 ngày thường có trọng lượng từ 40 ~ 50 con/kg (20~25gr).

Tiết kiệm quỹ đất.

Với diện tích 3 ha, thiết kế theo “Giải Pháp Nuôi Công Nghiệp” theo 3 cấp, bà con nông dân có thể thả tôm như sau:

Giai đoạn cấp 1: nuôi từ 21-25 ngày với mật độ 200 con /m2 = 600.000 con giống, tất cả ta thả vào ao cấp 1 có diện tích là 384m2 nuôi với mực nước 1.2 m ta có 460 m3. Dự tính giai đoạn 1 hao hụt 10% còn 540.000 con, nuôi 21 ~ 25 ngày, khi thu hoạch đạt cỡ 1gr ta có 540kg tôm, trên diện tích 460 m3 mật độ nuôi là 1.18gr/m3.

Giai đoạn cấp 2: nuôi 30 ngày, dự tính thu hoạch đạt 4gram/con, hao hụt 5% còn 540.000 x 4gr (tương đương 2040kg tôm) nuôi trên diện tích 1032 m2 với mực nước 1.2m là 1238m3, mật độ nuôi là 1.7kg/m3.

Giai đoạn cấp 3: nuôi 60 ngày từ ngày thứ 56 đến 115 ngày, dự tính thu hoạch đạt 40 con /kg (25gr), trừ 5% hao hụt còn 480.000 con x 25gr (khoảng 12.000kg) trong diện tích nuôi 3025m2 với mực nước 1.5 m là 4500m3, mật độ nuôi là 2.67kg/m3. Đây là mật độ khởi động, chúng ta có thể nuôi mật độ trung bình 5kg/m3, tùy thuộc vào sự quản lý môi trường cũng như đầu tư thiết bị.

Song song việc tăng công xuất sản lượng cũng như tăng vòng nuôi, với thiết kế diện tích 3 ha này, sau vòng nuôi đầu mất 115 ngày (4 tháng), người nuôi tôm có thể liên tiếp thu hoạch sau mỗi tháng. Sau giai đoạn cấp 1 thu hoạch, ao được làm vệ sinh cấp nước điều chỉnh xử lý môi trường trong 1 tuần tôm vụ mới tiếp theo sẽ được thả. Như vậy, người nuôi tôm sẽ thực hiện chu kỳ thu hoạch và thả tôm hàng tháng. Trong 1 năm 12 tháng là 12 vụ xoay đều, nếu ta thu hoạch 12 tấn/ao và trong 3 ha, mỗi tháng thu hoạch 2 ao cho số lượng là 24 tấn cho 1 vòng x 12 vòng nuôi một năm là 288 tấn trên diện tích 3ha, như vậy mỗi ha là 96 tấn/năm. 

Ưu điểm của giải pháp

·      Đặc biệt giải pháp nuôi tôm công nghiệp này là cầu nối giữa nhà sản xuất giống và nhà máy chế biến, nhà sản xuất giống sẽ ổn định được số lượng nhu cầu cần và con giống sẽ tránh được điệp khúc “khi có giống thì không có người nuôi, khi có người nuôi thì không có giống”.

·      Giải pháp nuôi tôm công nghiệp này cũng giúp cho nhà máy chế biến có được nguồn nguyên liệu ổn định, không phải dự trữ để sản xuất, tiết kiệm đồng vốn lưu động, lưu trữ tồn kho cũng như kho lạnh chứa hàng tồn kho, chủ động được nguồn nguyên liệu cho nhà máy sản xuất.

·      Điểm tối ưu của giải pháp này là diện tích nuôi nhỏ gọn, việc quản lý và kiểm soát môi trường nuôi hiệu quả hơn.

Thiết bị cần thiết cho giải pháp nuôi công nghiệp

Trong ao cấp 1 và cấp 2 dùng hệ thống trộn khí phù hợp cho ao nhỏ với tôm nhỏ, hệ thống này có khả năng luân chuyển 100% nước nuôi.

Giai đoạn cấp 3 là bước nuôi truyền thống, được thiết kế hệ thống Tua bin hút khí trộn hòa vào trong nước, kết hợp guồng quạt nước cuốn trộn đều tạo dòng chảy thu gom chất thải vào giữa ao, liên kết với hệ thống xi phông đáy vận hành tự động, để luôn giữ môi trường tốt nhất. Ở cấp 3 này, chúng ta cũng có bố trí máy cho ăn tự động, để giảm thức ăn dư thừa và công sức công nhân.

Quản lý nuôi và môi trường

Giải pháp nuôi công nghiệp đặt môi trường lên hàng đầu. Ao nuôi được thiết kế sao cho nước thải về ao chứa, dùng vật thể thiên nhiên giải quyết môi trường, tự động tuần hoàn tái xử dụng nước nuôi và chỉ cần bổ sung nước khi thiếu.

Giải pháp này được xây dựng trên nền an toàn sinh học nuôi bền vững như: Vôi, vi sinh và khoáng chất.

Để đảm bảo phần quản lý chất lượng nước, giải pháp nuôi tôm công nghiệp này đòi hỏi phải kiểm soát được lượng và loài khuẩn nào trong nước, cũng như các chỉ số môi trường, phải theo dõi điều chỉnh tăng hoặc giảm được như: PH, độ kiềm, nhiệt độ, DO (Oxy hòa tan), độ mặn, độ đục, ORP (Oxy hóa khử), NH3, NO2,NO3, Mg, Ca, Fe,  Po4…

Để giải pháp nuôi tôm công nghiệp đạt năng suất cao, đáp ứng các chỉ tiêu, người nuôi tôm cần ghi chép dữ liệu nuôi, lưu giữ đầy đủ thông tin mọi chi tiết để theo dõi, điều chỉnh cân đối cho kỹ thuật nuôi. Điều này cũng giúp việc truy cứu nguồn gốc nuôi dễ dàng hơn.

Giải pháp nuôi tôm siêu thâm canh này dự kiến sẽ được giới thiệu tại Techmart Cần Thơ 2014. Techmart Cần Thơ 2014 tập trung giới thiệu, trưng bày các công nghệ và thiết bị mới phục vụ trong lĩnh vực chế biến, đóng gói và bảo quản nông – thủy sản sau thu hoạch cho các doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Sự kiện sẽ diễn ra từ ngày 15 - 16/10/2014 tại Trung tâm hội chợ Triển lãm Quốc tế Cần Thơ, địa chỉ 108A Lê Lợi, P.Cái Khế, Q.Ninh Kiều, TP.Cần Thơ.

Trung tâm Thông tin KH&CN TP. Cần Thơ
Phòng
Dịch vụ KH&CN
118/3 Trần Phú, P. Cái Khế, Q.Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
ĐT
/Fax: (0710) 3 769 059 0976 675 287 (gặp chị Hương)
Email: phongdichvu@canthostnews.vn


Hãy đăng nhập  để gửi bình luận

Bình luận (0)


Thông tin chủ gian hàng

Đại diện: TT Thông tin Khoa học và Công nghệ Cần Thơ
Email liên hệ: phongtruyenthong@canthostnews.vn
Địa chỉ:118/3 Trần Phú, Cái Khế, Ninh Kiều, TP.Cần Thơ
Điện thoại: 07103824031 - Fax:07103824031

Sàn giao dịch Công nghệ Cần Thơ - CATEX.VN

Cơ quan quản lý: Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ Cần Thơ
Quyết định thành lập số 61/QĐ-CT.UB ngày 21 tháng 6 năm 2002, nơi cấp UBND TP. Cần Thơ
Đăng ký hoạt động KH&CN số 06/ĐK-KHCN cấp ngày 19 tháng 12 năm 2007
Địa chỉ: 118/3 Trần Phú, Phường Cái Khế, Quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: 0292 3824031 - Fax: 02923812352
Email: contact@catex.vn
Website xem tốt nhất trên trình duyệt Firefox, Chrome, IE từ 9 trở lên.

www.catex.vn

Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ Cần Thơ
118/3 Trần Phú, P. Cái Khế, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: 0292 3824031 - Fax: 02923812352
Email: contact@catex.vn